Chúng ta không chỉ nghe thấy concept trong âm nhạc, nghệ thuật mà thuật ngữ này còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy concept là gì, có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng daytonabeachdreamcruise.com tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này trong nội dung dưới đây nhé.
I. Concept là gì?
Concept có nghĩa là ý tưởng mang tính chủ đạo trong cả nội dung và hình thức của bất cứ lĩnh vực, vấn đề nào đó. Concept tạo nên sự thống nhất và là mục tiêu để hoàn thành công việc.
Trong mọi lĩnh vực, ngành nghề thì concept lại mang những đặc trưng không giống nhau. Ví dụ như trong lĩnh vực nhiếp ảnh, concept có nghĩa là phong cách, nội dung của buổi chụp hình; trong lĩnh vực giải trí, concept được hiểu là ý tưởng về sân khấu, về nội dung MV…
II. Ý nghĩa của concept trong các lĩnh vực của đời sống
Có thể thấy hiểu được concept là gì sẽ giúp chúng ta thấy được trong mọi lĩnh vực, ngành nghề thì thuật ngữ này được hiểu theo ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Concept trong lĩnh vực giải trí
Trong hoạt động giải trí, concept được hiểu là những ý tưởng sáng tạo tại các sự kiện, gameshow, chương trình âm nhạc… Mục đích chính của concept là tạo nên sự thu hút, ấn tượng với người xem. Đồng thời, concept còn chính là dụng ý của nhà sản xuất muốn xây dựng chương trình có dấu ấn riêng, sự khác biệt.
2. Concept trong lĩnh vực nghệ thuật
Khi ứng dụng vào nghệ thuật, concept giúp tạo nên phong cách, ý tưởng dàn dựng, thiết kế khung chương trình sao cho hoàn chỉnh nhất. Tất cả những điều này sẽ đảm bảo sự thống nhất, xuyên suốt và tạo nên điểm nhấn cũng như đọng lại cảm xúc trong lòng khán giả.
3. Concept trong lĩnh vực nội thất
Trong nội thất, concept là gì? Thuật ngữ này được hiểu đơn giản là phong cách thiết kế, trường phải sử dụng trong cách bài trí nội thất. Ví dụ như với concept theo phong cách châu u, thì các chất liệu, đồ nội thất và bố cục của ngôi nhà phải đi theo hướng sáng trọng.
Có thể nói, concept trong lĩnh vực nội thất sẽ quyết định sự thống nhất cách trang trí, đồ nội thất với bản thiết kế ban đầu.
4. Concept trong lĩnh vực máy móc, thiết bị
Với lĩnh vực máy móc, thiết bị thì concept là đưa ra các bản trải nghiệm khác nhau để dùng thử rồi đi đến những kết luận cuối cùng để tiến hành sản xuất thiết bị, máy móc.
Cách quảng bá sản phẩm demo sẽ giúp nhãn hàng tạo được sự tò mò đến khách hàng và khiến họ mong chờ sản phẩm chính thức ra mắt.
5. Concept trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn
Xây dựng concept là yếu tố quan trọng đối với lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Việc này sẽ giúp định hình được phong cách thiết kế không gian của khách sạn, nhà hàng nhằm mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Một nhà hàng, khách sạn có chuyên nghiệp, chỉn chu hay không thì điều đó sẽ được thể hiện trong concept. Đặc biệt, bạn không nên trang trí theo hướng chắp ghép nhiều phong cách khác nhau, điều này sẽ khiến không gian nhà hàng, khách sạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và mang lại sự khó chịu đến khách hàng.
III. Quy trình xây dựng concept hoàn chỉnh
Như đã đề cập khi giải thích concept là gì, đây là một ý tưởng, chủ đề xuyên suốt chủ đạo. Do đó, để xây dựng được concept hoàn chỉnh phải cần đến sự thống nhất của nhiều người. Dưới đây là những bước giúp bạn tạo nên 1 concept hoàn chỉnh.
1. Thu thập thông tin
Để lên được ý tưởng chủ đạo của sự kiện, hay hoạt động nào đó thì bạn cần nắm bắt được những thông tin quan trọng sau:
- Concept thuộc lĩnh vực, ngành nghề nào?
- Đối tượng khách hàng hướng đến là ai?
- Sản phẩm đó có công dụng, chức năng như thế nào với khách hàng?
- Thông điệp mà nhãn hàng muốn thể hiện
- Cách thức thể hiện thông điệp của nhãn hàng đến khách hàng…
Người xây dựng concept có thể sử dụng các bảng câu hỏi để thu thập thông tin, dữ liệu. Khi đã có đầy đủ cơ sở dữ liệu, bạn sẽ tiến hành phân tích và đánh giá thông tin đó. Chính vì thế mà bước này sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức trong việc xây dựng concept.
2. Chọn lọc và sáng tạo
- Ở giai đoạn này, người lên ý tưởng concept cần phải vận dụng khả năng sáng tạo của bản thân. Những người thực hiện concept như nghệ sĩ, nhà nghệ thuật, họ có thể thoải mái thể hiện sự sáng tạo theo ý tưởng ban đầu.
- Thông thường, người lên ý tưởng sẽ hoạt động theo nhóm để quá trình xây dựng concept nhanh chóng và hiệu quả hơn. Lúc này, người trưởng nhóm sẽ dẫn dắt các thành viên trong team, tiếp nhận các ý kiến đóng góp, quan điểm của từng thành viên.
- Sau khi đã đưa ra nhiều ý tưởng về concept, bạn và khách hàng sẽ cùng ngồi lại để chọn ý tưởng phù hợp nhất. Đây là bước chắt lọc nội dung chủ chốt, vó vai trò quyết định đến sự thành công của sản phẩm cuối cùng.
- Ở bước này, việc đánh giá concept sẽ không còn gò bó trong suy nghĩ cá nhân của người thiết kế, mà cần cảm nhận dưới góc độ của khách hàng, của công chúng và những ý tưởng có thể giải quyết được vấn đề liên quan đến truyền thông.
- Trong quá trình hình thành ý tưởng cho concept, bạn cũng cần chuẩn bị câu Slogan tương ứng với concept đó. Điều này sẽ tăng tính thuyết phục đối với khách khách hàng. Hơn thế, nó còn thể hiện sự chuyên nghiệp, tạo nên sản phẩm có sức hấp dẫn hơn.
3. Thiết kế, chỉnh sửa
- Lúc này, bộ phận thiết kế sẽ phác họa bản vẽ về concept. Toàn bộ ý tưởng sẽ được thể hiện đầy đủ và cụ thể nhất. Dựa vào bản vẽ, khách hàng sẽ đưa ra quyết định phê duyệt hay bổ sung để concept hoàn thiện hơn.
- Sau khi đã thống nhất, bản vẽ đó sẽ được thực hiện hóa bằng sản phẩm. Nếu khách hàng cảm nhận được thông điệp, ý nghĩa của concept đó thì bạn đã thành công. Điều này có thể thấy rằng, concept là yếu tố rất quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm một lĩnh vực nào đó. Muốn sản phẩm cuối cùng thành công thì yếu tố sáng tạo, sự nhạy bén và tính hiện đại cần được ưu tiên hàng đầu.
Tóm lại, concept là một trong những đòn bẩy giúp chiến lược Marketing của doanh nghiệp thành công hơn. Hy vọng qua những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu được concept là gì, cũng như các bước để hoàn thiện 1 concept hoàn chỉnh. Chúc bạn sẽ có những ý tưởng concept sáng tạo cho doanh nghiệp của mình.