Nếu bạn đang có ý định đầu tư vào lĩnh vực tài chính, thị trường chứng khoán thì chắc chắn phải tìm hiểu về thuật ngữ thanh khoản. Vậy thanh khoản là gì, hãy cùng daytonabeachdreamcruise.com phân tích những thông tin chi tiết về khái niệm này trong bài viết dưới đây.
I. Tìm hiểu thanh khoản là gì?
Trong tiếng Anh, thanh khoản có cách viết đầy đủ là Liquidity, với nghĩa là là mức độ lưu động của tài sản bất kỳ có thể được mua/bán trên thị trường mà giá thị trường của nó không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Hiểu nôm na thì thanh khoản dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của sản phẩm/tài sản bất kỳ. Theo đó, tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường; còn những tài sản như máy móc, bất động sản… sẽ có tính thanh khoản thấp hơn.
Có thể thấy tính thanh khoản thể hiện sự linh động của thị trường hoặc tài sản nào đó:
- Tài sản ngắn hạn/lưu động thường có tính thanh khoản cao bởi giá của nó ít bị biến động bởi thị trường
- Thị trường càng năng động thì tính thanh khoản của tài sản/sản phẩm đó sẽ càng cao.
II. Vai trò của thanh khoản trong đầu tư
Sau khi hiểu được thanh khoản là gì, chắc hẳn không ít nhà đầu tư, doanh nghiệp thắc mắc về vai trò của thanh khoản như thế nào. Dưới đây là những vai trò chủ đạo của thanh khoản trong việc đầu tư.
1. Đối với doanh nghiệp
- Việc định giá tính thanh khoản giúp doanh nghiệp nhận thấy những vấn đề liên quan đến tài chính, từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Đồng thời, đảm bảo việc thanh toán khoản vay đúng hạn, giữ được niềm tin của nhà đầu tư và đối tác.
- Tính thanh khoản tài sản giúp đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp đưa hướng quản trị, phương pháp xử lý phù hợp để tối ưu nhất nguồn tài chính.
- Giúp linh hoạt dòng tiền của doanh nghiệp, qua đó có được cơ hội tái đầu tư…
2. Đối với ngân hàng, nhà đầu tư
Là căn cứ để các bên cho vay, nhà đầu tư, ngân hàng cân nhắc và quyết định có nên đầu tư hay không.
III. Công thức tính thanh khoản
Qua những phân tích ở trên chắc hẳn chúng ta đã biết được thanh khoản là gì? Vậy công thức tính thanh khoản như thế nào? Việc tính thanh khoản sẽ được dựa vào tỷ số thanh khoản hiện thời; tỷ số thanh khoản nhanh và tỷ số thanh khoản tức thời.
Tỷ số thanh khoản hiện thời chính là khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đến hạn. Công thức tính như sau: Tỷ số thanh khoản hiện thời = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn
- Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời nhỏ hơn 1 thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, có nguy cơ phá sản cao.
- Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời lớn hơn 1 thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi đến hạn cao.
Tỷ số thanh khoản nhanh thể hiện khả năng doanh nghiệp thanh toán mà cần xử lý hàng tồn. Công thức tính như sau: Tỷ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn.
- Nếu tỷ số thanh khoản nhanh nhỏ hơn 0.5 thì chứng tỏ doanh nghiệp đó đang gặp khó khăn trong việc chi trả nợ và tính thanh khoản thấp.
- Nếu tỷ số thanh khoản nhanh từ 0.5 đến 1 thì phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt, tính thanh khoản cao.
Tỷ số thanh khoản tức thời thể hiện khả năng doanh nghiệp thanh toán bằng tiền mặt. Công thức tính như sau: Tỷ số thanh khoản tức thời = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn.
- Trong đó, vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, các khoản đầu tư ngắn hạn, tiền đang chuyển, tiền gửi trong ngân hàng, những khoản đầu tư ngắn hạn khác mà có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong thời hạn 3 tháng.
IV. Phân loại tài sản theo thanh khoản
- Hàng hóa tồn kho là nhóm tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Bởi vì các loại tài sản này khi bán cần phải trải qua quy trình khá tốn thời gian như kiểm kê, vận chuyển, công nợ…
- Những khoản ứng trước ngắn hạn là một loại tài sản có tính thanh khoản cao hơn hàng tồn kho.
- Các khoản phải thu tương đương với những khoản ứng trước và phụ thuộc vào thời gian thanh toán. Có nhiều trường hợp thời gian các khoản phải thu kéo dài tận vài năm.
- Những khoản đầu tư ngắn hạn đay là loại hình tài sản có tính thanh khoản cao thứ 2 bởi vì tỷ lệ chuyển đổi tiền mặt lớn.
- Tiền mặt là loại tài sản có tính thanh khoản lớn nhất, do nhu cầu sử dụng và lưu thông liên tục.
V. Rủi ro thanh khoản như thế nào?
Thực tế, để quá trình đầu tư thuận lợi, chính xác thì bạ không chỉ quan tâm đến khái niệm thanh khoản là gì mà còn cân nhắc đến rủi ro thanh khoản. Theo đó, rủi ro thanh khoản xảy ra khi nhà đầu tư, doanh nghiệp hay tổ chức tài chính không thể chuyển đổi tài sản sang tiền mặt cũng như đáp ứng nghĩa vụ thời hạn nợ của mình.
Để có thể xác định được rủi ro thanh khoản, các nhà đầu tư cần sử dụng tỷ lệ thanh khoản hiện thời, tỷ lệ thanh khoản nhanh, tỷ lệ thanh khoản tức thời và so sánh với khoản nợ ngắn hạn, tài sản lưu động có trong danh sách báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Nếu một doanh nghiệp có quá nhiều rủi ro thanh khoản thì họ cần phải bán tài sản để có doanh thu bổ sung hoặc tìm mọi cách để giảm sự chênh lệch giữa nghĩa vụ nợ với tiền mặt khả dụng.
Một số biện pháp giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro thanh khoản như sau:
- Cần dạng nguồn vốn bằng việc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở
- Nên sử dụng các công cụ hỗ trợ để tái cấp nguồn vốn
- Thực hiện nghiêm túc những quy định về hoạt động tín dụng từ các cơ quan chức năng, nhà nước.
- Nên cơ cấu lại nguồn vay, vốn huy động của doanh nghiệp một cách hợp lý.
- Duy trì sự ổn định, hợp lý hóa tỷ lệ tiền gửi trong ngân hàng và tiền mặt dự trữ.
- Các sản phẩm như vàng, bảo hiểm, bất động sản… đều có mối liên hệ với nhau. Khi thị trường có biến động thì sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chứng khoán và có thể gây nên rủi ro thanh khoản.
Hy vọng qua những thông tin phân tích trên đây bạn đã hiểu được thanh khoản là gì cũng như những rủi ro của tính thanh khoản. Mong rằng, qua bài viết này các nhà đầu tư đã có thêm kiến thức hữu ích để đưa ra những quyết định đầu tư chính xác nhất.